Chữ ký số cá nhân là gì? Những điều cần biết về chữ ký số cá nhân Viettel-CA

Ảnh minh họa: Chữ ký số cá nhân Viettel-CA là gì?

Chữ ký số đang được sử dụng phổ biến và rộng rãi. Tính đến hết quý I/2020, số chứng thư số đang hoạt động trên thị trường Việt Nam đạt hơn 1,4 triệu. Trong đó, chứng thư số cá nhân chỉ chiếm khiêm tốn 14,88%. Ứng dụng chữ ký số cá nhân cũng khá hạn chế, chỉ tập trung ở một số ứng dụng nội bộ. Vì thế, nhằm thúc đẩy việc ứng dụng chữ ký số cá nhân được rộng rãi, một điều cần thiết và quan trọng là giúp mọi người hiểu hơn về chữ ký số cá nhân là gì và những nội dung quan trọng cũng như lợi ích thiết thực mà chữ ký số cá nhân mang lại.

Chữ ký số cá nhân Viettel-CA là gì?
Ảnh minh họa: Chữ ký số cá nhân Viettel-CA là gì?

1. Chữ ký số cá nhân là gì?

Nếu chữ ký số doanh nghiệp có giá trị như con dấu của doanh nghiệp/tổ chức, thì chữ ký số cá nhân có giá trị tương đương với chữ ký tay của mỗi cá nhân. Mục đích của việc sử dụng chữ ký số cá nhân là xác thực danh tính của người ký trong các trường hợp sau:

  • Ký các văn bản, tài liệu điện tử như: hợp đồng, thỏa thuận, hóa đơn điện tử …
  • Tham gia các giao dịch trực tuyến như: kê khai thu nhập cá nhân, internet banking, mobile banking, giao dịch chứng khoán, mua bán trực tuyến …
  • Sử dụng trong các ứng dụng nội bộ như: Dịch vụ công KBNN, Văn phòng điện tử, Phần mềm y tế (HIS)…

Khi có nhu cầu sử dụng chữ ký số cá nhân, người dùng phải đăng ký chứng thư số cá nhân với đơn vị cung cấp chữ ký số. Chứng thư số cá nhân có tác dụng xác thực danh tính của người ký, có giá trị tương đương với chứng minh thư/căn cước công dân của mỗi người. Chứng thư số cá nhân được dùng để giải quyết các vấn đề giao dịch của cá nhân trong môi trường Internet.
Thông tin trong chứng thư số cá nhân bao gồm:

  • Họ và tên cá nhân là chủ thể của chứng thư số;
  • Tên của đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số đã được cấp phép bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.

2. Những ai cần sử dụng chữ ký số cá nhân?

Mọi công dân Việt Nam có nhu cầu sử dụng chữ ký số trên môi trường điện tử đều có thể đăng ký sử dụng:

  • Cá nhân trong doanh nghiệp/ tổ chức: sử dụng để thay chữ ký của cá nhân khi ký số các văn bản thuộc quyền hạn chức vụ trong doanh nghiệp/ tổ chức.
  • Cá nhân có nhu cầu sử dụng chứng thư số để ký số trên các văn bản, hợp đồng, tài liệu, hồ sơ để xác nhận nội dung.
  • Cá nhân sử dụng các ứng dụng chuyên biệt: Dịch vụ công KBNN, Văn phòng điện tử, Phần mềm y tế (HIS)…

3. Chữ ký số cá nhân có giá trị pháp lý không?

Theo Điều 5, Quyết định số 1984/2015/QĐ-TCT quy định về quy chế tạm thời quản lý và sử dụng chứng thư số, dịch vụ chứng thực chữ ký số trong ngành Thuế:

  • Những văn bản điện tử được ký bởi chữ ký số của cá nhân có giá trị như văn bản giấy được ký tay bởi chính cá nhân đó;
  • Những văn bản điện tử được ký bởi chữ ký số của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu có giá trị như văn bản giấy được ký tay bởi người có thẩm quyền đó và được đóng dấu.

Có 2 dạng chữ ký số cá nhân bao gồm: chữ ký số cá nhân trong tổ chức và chữ ký số cá nhân. Dưới đây là mẫu chữ ký số cá nhân trong 2 trường hợp trên:

STT Loại chữ ký số Hình ảnh minh họa
1 Cá nhân
2 Cá nhân trong tổ chức

Thời hạn sử dụng chứng thư số cá nhân là gì? 

Tại Điều 59, Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số nêu rõ:

Thời hạn chứng thư số là thời gian mà chứng thư có hiệu lực khi thực hiện ký tài liệu, văn bản số.

Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số được quy định cụ thể như sau:

STT Nội dung Thời hạn có hiệu lực
1 Chứng thư số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ 20 năm
2 Chứng thư số của thuê bao cấp mới tối đa là 05 năm
3 Chứng thư số gia hạn gia hạn tối đa 03 năm

 

4. Lợi ích của chữ ký số cá nhân là gì?

Thị trường chữ ký số cá nhân được dự đoán sẽ có thêm nhiều bước tiến mới trong thời gian tới vì những lợi ích thiết thực sau:

  • Giúp giảm thiểu chi phí hành chính: Việc in ấn tài liệu ra giấy để trình ký và việc lưu trữ lại những tài liệu này sẽ tốn một khoản chi phí không nhỏ, chưa kể việc thất lạc gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Việc sử dụng chữ ký số cá nhân sẽ giúp tiết kiệm được những khoản chi phí không cần thiết này, vì tất cả tài liệu đều được thao tác và lưu trữ trên môi trường số.
  • Rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ: Thay vì phải chờ văn bản giấy được vận chuyển giữa các phòng ban trong công ty, hay giữa các cá nhân, đối tác bên ngoài doanh nghiệp thì việc ký số trên thiết bị điện tử sẽ tiết kiệm được phần lớn thời gian xử lý hồ sơ khi chỉ cần một thao tác đơn giản là văn bản đã được ký duyệt và chuyển đến cá nhân yêu cầu.
  • Không cần chuẩn bị hồ sơ bản cứng: Nếu như chữ ký tay cần phải in hồ sơ bản cứng ra mới có thể ký được thì chữ ký số cá nhân sẽ giúp người dùng “rảnh tay” hơn khi có thể xem, quản lý và ký số trực tiếp trên thiết bị đó. Việc này không chỉ giúp người dùng dễ dàng quản lý và tra cứu tài liệu mà còn giúp tránh làm thất lạc hồ sơ khi mọi văn bản đều đã được lưu trữ trên máy tính, hệ thống phần mềm.
  • Ký duyệt mọi lúc mọi nơi: Người dùng có thể ký duyệt văn bản bằng chữ ký số cá nhân ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào với thiết bị chữ ký số.
  • An toàn và bảo mật: Chữ ký số cá nhân đảm bảo được tính bảo mật của các thông tin trao đổi, đảm bảo an toàn cho các giao dịch trực tuyến. Chữ ký số cá nhân cũng có đầy đủ tính chất pháp lý và có tính chống chối bỏ.

5. Nên đăng ký sử dụng chữ ký số cá nhân của nhà cung cấp nào?

Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ chữ ký số cá nhân. Tuy nhiên, các giao dịch điện tử trong môi trường Internet cần đến yếu tố “an toàn” và “bảo mật” nên đòi hỏi công ty cung cấp chữ ký số cá nhân phải có nền tảng công nghệ tốt.
Chính điều này khiến nhiều khách hàng phân vân và lúng túng không biết nên chọn sử dụng dịch vụ chữ ký số cá nhân của nhà cung cấp nào?
Viettel-CA tự hào là đơn vị cung cấp chữ ký số hàng đầu tại Việt Nam, được hầu hết các doanh nghiệp/tổ chức và cá nhân tin tưởng sử dụng:

  • Thương hiệu uy tín: Viettel hiện tại là Tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam về viễn thông, cũng như các giải pháp công nghệ thông tin cho doanh nghiệp. Dịch vụ chữ ký số Viettel-CA trở thành sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên cả nước.
  • Chất lượng dịch vụ tốt nhất: Đội ngũ chăm sóc khách hàng luôn luôn túc trực 24/24 đảm bảo giải quyết những thắc mắc cũng như hỗ trợ khách hàng sử dụng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
  • Công nghệ nỗi trội: Chữ ký số Viettel-CA đạt tiêu chuẩn quốc tế về bảo mật. Áp dụng các công nghệ mới nhất.

Với xu hướng phát triển chuyển dịch về mảng dịch vụ – giải pháp hạ tầng Công nghệ thông tin của Viettel nên dịch vụ chữ ký số là một trong những dịch vụ trọng điểm của Tập đoàn ngày càng được đầu tư nâng cấp chất lượng, công nghệ nhằm mục đích mang tới cho khách hàng dịch vụ tốt nhất, dễ sử dụng và ổn định nhất.

BẢNG GIÁ CHỮ KÝ SỐ CÁ NHÂN VIETTEL

Gói cước CTS cá nhân thiết bị USB TOKEN

Gói cước CTS cá nhân Gói 1 năm Gói 2 năm Gói 3 năm
Hòa mạng mới Tổng giá bán 1,045,000 1,391,500 1,573,000
Giá  CTS 495,000 841,500 1,188,000
Giá Thiết bị 550,000 550,000 385,000
Số tháng sử dụng 12 24 36
Gia hạn Tổng giá bán 495,000 841,500 1,188,000
Số tháng sử dụng 12 24 36

Liên hệ đăng ký: 0338000800
Chữ ký số cá nhân là gì ?

Chữ ký số cá nhân là một loại chữ ký điện tử, có giá trị tương đương với chữ ký tay của mỗi cá nhân. Chữ ký số cá nhân được dùng với mục đích xác thực danh tính của người ký trong trường hợp:

  • Ký các văn bản, tài liệu điện tử như: hợp đồng, thỏa thuận, hóa đơn,…
  • Tham gia các giao dịch trực tuyến: kê khai thu nhập cá nhân, sử dụng internet banking, mobile banking, giao dịch chứng khoán, mua bán trực tuyến…

Để được phép sử dụng chữ ký số cá nhân, người dùng phải đăng ký chứng thư số cá nhân với đơn vị cung cấp chữ ký số.

Chứng thư số cá nhân là gì?

Chứng thư số cá nhân có tác dụng xác thực danh tính của người ký, có giá trị tương đương với chứng minh thư/căn cước công dân của mỗi người dùng trong môi trường số.

Thông tin trong chứng thư số cá nhân bao gồm:

  • Tên của người đăng ký chứng thư số.
  • Tên của đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số đã được cấp phép bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.

Giá trị pháp lý của chữ ký số được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Quyết định số 1984/2015/QĐ-TCT thì:

  • Các văn bản, tài liệu điện tử nếu được ký bởi chữ ký số cá nhân cấp bởi đơn vị cung cấp đã được cấp phép thì sẽ có hiệu lực pháp luật tương đương với văn bản giấy được ký tay bởi cá nhân đó.
  • Các văn bản điện tử được ký bởi chữ ký số của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu có giá trị như văn bản giấy được ký tay bởi người có thẩm quyền đó và được đóng dấu.

Như vậy, chữ ký số có giá trị pháp lý trên tất cả các văn bản điện tử như tờ khai thuế, hóa đơn điện tử, vé điện tử, hợp đồng mua bán hàng, hợp đồng đối tác,…

Bài viết liên quan