Từ 10/04/2025, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ tin cậy gồm những gì?

Dịch vụ tin cậy gồm những dịch vụ nào? Từ 10/04/2025, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ tin cậy gồm những gì?

Dịch vụ tin cậy có thể hiểu là gì? Dịch vụ tin cậy gồm những dịch vụ nào?

Theo quy định tại Điều 28 Luật Giao dịch điện tử 2023 về dịch vụ tin cậy như sau:

Dịch vụ tin cậy

1. Dịch vụ tin cậy bao gồm:

  1. Dịch vụ cấp dấu thời gian;
  2. Dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu;
  3. Dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.

2. Dịch vụ tin cậy là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

3. Tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy phải có giấy phép kinh doanh dịch vụ do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp, trừ dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử trong thương mại. Tổ chức được quyền đăng ký một hoặc các dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này. Thời hạn của giấy phép kinh doanh dịch vụ tin cậy là 10 năm.

Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử trong thương mại phải đáp ứng điều kiện hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử theo quy định của pháp luật về thương mại điện tử và điều kiện kinh doanh dịch vụ tin cậy theo quy định tại Điều 29 của Luật này.

Như vậy, dịch vụ tin cậy là các dịch vụ được cung cấp nhằm đảm bảo tính xác thực, toàn vẹn và bảo mật cho giao dịch điện tử.
Theo đó, dịch vụ tin cậy là ngành nghề kinh doanh có điều kiện bao gồm các dịch vụ: Dịch vụ cấp dấu thời gian; Dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu; Dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.

dich vu tin cay
Từ 10/04/2025, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ tin cậy gồm những gì? (Hình từ Internet)

Từ 10/04/2025, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ tin cậy gồm những gì?

Điều kiện kinh doanh dịch vụ tin cậy thế nào?
Theo quy định tại Điều 29 Luật Giao dịch điện tử 2023 về điều kiện kinh doanh dịch vụ tin cậy như sau:

Điều kiện kinh doanh dịch vụ tin cậy
1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ tin cậy bao gồm:
a) Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam;
b) Đáp ứng điều kiện tài chính, nhân lực quản lý và kỹ thuật phù hợp với từng loại dịch vụ tin cậy quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này;
c) Hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ tin cậy đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin mạng tối thiểu cấp độ 3 theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng;
d) Có phương án kỹ thuật phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ phù hợp với từng loại dịch vụ tin cậy quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này;
đ) Có phương án sẵn sàng kết nối kỹ thuật phục vụ giám sát, kiểm tra, báo cáo số liệu bằng phương tiện điện tử đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về dịch vụ tin cậy….

Như vậy, theo quy định trên thì điều kiện kinh doanh dịch vụ tin cậy bao gồm:
– Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam;
– Đáp ứng điều kiện tài chính, nhân lực quản lý và kỹ thuật phù hợp với từng loại dịch vụ tin cậy quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Giao dịch điện tử 2023;
– Hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ tin cậy đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin mạng tối thiểu cấp độ 3 theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng;
– Có phương án kỹ thuật phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ phù hợp với từng loại dịch vụ tin cậy quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Giao dịch điện tử 2023;
– Có phương án sẵn sàng kết nối kỹ thuật phục vụ giám sát, kiểm tra, báo cáo số liệu bằng phương tiện điện tử đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về dịch vụ tin cậy.

Nội dung của chứng thư chữ ký điện tử gồm những gì?

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 23/2025/NĐ-CP thì nội dung chứng thư chữ ký điện tử bao gồm:
Nội dung của chứng thư chữ ký điện tử

Nội dung chứng thư chữ ký điện tử bao gồm:
1. Thông tin về cơ quan, tổ chức tạo lập chứng thư chữ ký điện tử.
2. Thông tin về cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp chứng thư chữ ký điện tử, bao gồm tên cơ quan, tổ chức, cá nhân; mã/số định danh của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc danh tính điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp chứng thư chữ ký điện tử và các thông tin cần thiết khác (nếu có).
3. Số hiệu của chứng thư chữ ký điện tử.
4. Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký điện tử.
5. Dữ liệu để kiểm tra chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp chứng thư chữ ký điện tử.
6. Chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức tạo lập chứng thư chữ ký điện tử.
7. Mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư chữ ký điện tử.
8. Trách nhiệm pháp lý của cơ quan, tổ chức cấp chứng thư chữ ký điện tử.

Như vậy, theo quy định trên nội dung chứng thư chữ ký điện tử bao gồm:
– Thông tin về cơ quan, tổ chức tạo lập chứng thư chữ ký điện tử.
– Thông tin về cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp chứng thư chữ ký điện tử, bao gồm tên cơ quan, tổ chức, cá nhân; mã/số định danh của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc danh tính điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp chứng thư chữ ký điện tử và các thông tin cần thiết khác (nếu có).
– Số hiệu của chứng thư chữ ký điện tử.
– Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký điện tử.
– Dữ liệu để kiểm tra chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp chứng thư chữ ký điện tử.
– Chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức tạo lập chứng thư chữ ký điện tử.
– Mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư chữ ký điện tử.
– Trách nhiệm pháp lý của cơ quan, tổ chức cấp chứng thư chữ ký điện tử.
Lưu ý: Nghị định 23/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/04/2025

(Nguồn: www.thuvienphapluat.vn)

Bài viết liên quan