Mã định danh bảo hiểm xã hội khu vực I TP. Hà Nội? Mô hình tổ chức của Bảo hiểm xã hôi Việt Nam?
Mã định danh bảo hiểm xã hội khu vực I TP. Hà Nội?
Căn cứ Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 1067/QĐ-BTC năm 2025 quy định về mã định danh cấp 03 của 35 Bảo hiểm xã hội khu vực trên toàn quốc như sau:
STT | Tên đơn vị | Địa bàn quản lý | Mã định danh |
1 | Bảo hiểm xã hội khu vực I | Hà Nội | G12.98.01 |
2 | Bảo hiểm xã hội khu vực II | TP. Hồ Chí Minh | G12.98.79 |
3 | Bảo hiểm xã hội khu vực III | Cần Thơ | G12.98.92 |
4 | Bảo hiểm xã hội khu vực IV | Bình Dương | G12.98.74 |
5 | Bảo hiểm xã hội khu vực V | Đồng Nai | G12.98.75 |
6 | Bảo hiểm xã hội khu vực VI | Thanh Hóa | G12.98.38 |
7 | Bảo hiểm xã hội khu vực VII | Nghệ An | G12.98.40 |
8 | Bảo hiểm xã hội khu vực VIII | Hải Phòng – Thái Bình | G12.98.31 |
9 | Bảo hiểm xã hội khu vực IX | Lạng Sơn – Cao Bằng | G12.98.20 |
10 | Bảo hiểm xã hội khu vực X | Thái Nguyên – Bắc Kạn | G12.98.19 |
11 | Bảo hiểm xã hội khu vực XI | Bắc Giang – Bắc Ninh | G12.98.24 |
… | …. | … | … |
Như vậy, mã định danh Bảo hiểm xã hội khu vực I TP. Hà Nội là G12.98.01.

Mô hình tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Căn cứ quy định Điều 3 Quyết định 391/QĐ-BTC Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức từ trung ương đến địa phương theo 03 cấp:
(1) 14 đơn vị tham mưu tại Trung ương
– Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội.
– Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế.
– Ban Quản lý thu và phát triển người tham gia.
– Ban Quản lý đầu tư quỹ.
– Ban Kiểm toán nội bộ.
– Ban Pháp chế.
– Ban Tài chính – Kế toán.
– Ban Tổ chức cán bộ.
– Ban Tuyên truyền và Hỗ trợ người tham gia.
– Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
– Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
– Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số.
– Trung tâm Lưu trữ.
– Trung tâm Kiểm soát thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế điện tử.
(2) Bảo hiểm xã hội khu vực trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức theo 35 khu vực.
Tên gọi, trụ sở và địa bàn quản lý của từng Bảo hiểm xã hội khu vực theo phụ lục kèm theo Quyết định 391/QĐ-BTC năm 2025. Bảo hiểm xã hội khu vực có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. Bảo hiểm xã hội khu vực được tổ chức bình quân không quá 10 phòng tham muru.
(3) Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bảo hiểm xã hội liên huyện (gọi chung là Bảo hiểm xã hội cấp huyện) thuộc Bảo hiểm xã hội khu vực.
Bảo hiểm xã hội cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. Số lượng Bảo hiểm xã hội cấp huyện không quá 350 đơn vị. Bảo hiểm xã hội cấp huyện không tổ chức bộ máy bên trong.
(4) Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm:
– Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội khu vực và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
– Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Ban, Thanh tra, Văn phòng thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Tính thuế TNCN có trừ khoản tiền đã đóng BHXH không?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 15 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về các khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN:
Các khoản giảm trừ
Các khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều này là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh. Cụ thể như sau:
…
2. Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyệ
a) Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.
b) Các khoản đóng vào Quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện
Mức đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá một (01) triệu đồng/tháng đối với người lao động tham gia các sản phẩm hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính bao gồm cả số tiền do người sử dụng lao động đóng cho người lao động và cả số tiền do người lao động tự đóng (nếu có), kể cả trường hợp tham gia nhiều quỹ. Căn cứ xác định thu nhập được trừ là bản chụp chứng từ nộp tiền (hoặc nộp phí) do quỹ hưu trí tự nguyện, doanh nghiệp bảo hiểm cấp.
c) Người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam là cá nhân cư trú nhưng làm việc tại nước ngoài có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công ở nước ngoài đã tham gia đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định của quốc gia nơi cá nhân cư trú mang quốc tịch hoặc làm việc tương tự quy định của pháp luật Việt Nam như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc và các khoản bảo hiểm bắt buộc khác (nếu có) thì được trừ các khoản phí bảo hiểm đó vào thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công khi tính thuế thu nhập cá nhân.
Cá nhân người nước ngoài và người Việt Nam có tham gia đóng các khoản bảo hiểm nêu trên ở nước ngoài sẽ được tạm giảm trừ ngay vào thu nhập để khấu trừ thuế trong năm (nếu có chứng từ) và tính theo số chính thức nếu cá nhân thực hiện quyết toán thuế theo quy định. Trường hợp không có chứng từ để tạm giảm trừ trong năm thì sẽ giảm trừ một lần khi quyết toán thuế.
d) Khoản đóng góp bảo hiểm, đóng góp vào Quỹ hưu trí tự nguyện của năm nào được trừ vào thu nhập chịu thuế của năm đó.
đ) Chứng từ chứng minh đối với các khoản bảo hiểm được trừ nêu trên là bản chụp chứng từ thu tiền của tổ chức bảo hiểm hoặc xác nhận của tổ chức trả thu nhập về số tiền bảo hiểm đã khấu trừ, đã nộp (trường hợp tổ chức trả thu nhập nộp thay).
…
Do đó, các khoản tiền đã đóng BHXH sẽ được trừ vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN.