Hoãn thuế đối ứng với nhiều quốc gia trong 90 ngày? Ai là người nộp thuế xuất, nhập khẩu?
Mỹ hoãn thuế đối ứng với hơn 75 quốc gia trong 90 ngày?
Mới đây, đã có thông báo tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày với hơn 75 quốc gia đối tác thương mại không trả đũa Mỹ, riêng đối với Trung Quốc, thuế sẽ tăng lên tổng cộng 125%.
Theo đó, Mỹ sẽ áp dụng mức thuế đối ứng chung cho một số quốc gia trong đó có Việt Nam là 10%
Đặc biệt đối với Trung Quốc, Mỹ đã quyết định tăng mức thuế đối với hàng hóa Trung Quốc lên đến 125%.
Như vậy, mức thuế suất thuế đối ứng được Mỹ công bố vào ngày 02/4/2025 sẽ tạm hoãn trong 90 ngày trừ Trung Quốc.
Lưu ý: Thông tin mang tính tham khảo

Ai là người nộp thuế xuất, nhập khẩu?
Người nộp thuế xuất, nhập khẩu được quy định tại Điều 3 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 như sau:
Người nộp thuế
1. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu
3. Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
4. Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:a) Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế;
c) Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế;
d) Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;
đ) Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp;
e) Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.
5. Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật.
6. Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.
7. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, những người nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm:
– Chủ hàng hóa xuất nhập khẩu.
– Tổ chức nhận ủy thác xuất nhập khẩu.
– Người xuất cảnh, nhập cảnh có liên quan đến hàng hóa qua cửa khẩu.
– Người nộp thuế thay, gồm:
+ Đại lý hải quan.
+ Doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát nhanh.
+ Tổ chức tín dụng (bảo lãnh, nộp thay).
+ Người được ủy quyền đối với quà biếu, hành lý gửi trước/sau.
+ Chi nhánh được ủy quyền.
Cá nhân, tổ chức khác được ủy quyền.
– Người thu mua, vận chuyển hàng miễn thuế nhưng bán lại trong nước; thương nhân nước ngoài tại chợ biên giới.
– Người có hàng hóa được miễn/không chịu thuế nhưng sau đó chuyển sang diện chịu thuế.
Việc đặt ra mức thuế suất đối với hàng hóa ở Việt Nam được xây dựng trên nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 10 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 có quy định về nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất như sau:
Nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất
1. Khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, ưu tiên loại trong nước chưa đáp ứng nhu cầu; chú trọng phát triển lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.
2. Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước và các cam kết về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Góp phần bình ổn thị trường và nguồn thu ngân sách nhà nước.
4. Đơn giản, minh bạch, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và thực hiện cải cách thủ tục hành chính về thuế.
5. Áp dụng thống nhất mức thuế suất đối với hàng hóa có cùng bản chất, cấu tạo, công dụng, có tính năng kỹ thuật tương tự; thuế suất thuế nhập khẩu giảm dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô; thuế suất thuế xuất khẩu tăng dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô.
Theo quy định trên, việc áp dụng thuế suất cho hàng hóa ở Việt Nam sẽ được xây dựng dựa trên những nguyên tắc sau đây:
– Khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng, ưu tiên công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.
– Phù hợp với định hướng kinh tế – xã hội và cam kết quốc tế của Việt Nam.
– Góp phần ổn định thị trường và đảm bảo nguồn thu ngân sách.
– Đơn giản, minh bạch, thuận lợi cho người nộp thuế, hỗ trợ cải cách hành chính.
– Áp dụng thuế suất thống nhất với hàng hóa tương tự:
Thuế nhập khẩu: giảm dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô.
Thuế xuất khẩu: tăng dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô.