Doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ gì trong năm 2025?

Doanh nghiệp cần thực hiện một số những nghĩa vụ gì trong năm 2025 theo quy định pháp luật?

Doanh nghiệp thông báo tình hình biến động lao động được quy định như thế nào?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH quy định về việc thông báo tình hình biến động lao động như sau:

Thông báo tình hình biến động lao động

1. Người sử dụng lao động thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về số lao động đang làm việc tại thời điểm ngày 01 tháng 10 năm 2015 theo Mẫu số 28 ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn 30 ngày, kể từ thời điểm nêu trên.

Đối với các đơn vị thành lập sau ngày 01 tháng 10 năm 2015 thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về số lao động làm việc tại đơn vị theo Mẫu số 28 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Trước ngày 03 hằng tháng, người sử dụng lao động phải thông báo theo Mẫu số 29 ban hành kèm theo Thông tư này với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị nếu có (tính theo tháng dương lịch của tháng liền trước thời điểm thông báo).

3. Trường hợp, người sử dụng lao động giảm từ 50 lao động trở lên thì phải thông báo ngay với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Theo quy định trên, doanh nghiệp cần phải thông báo tình hình biến động lao động của doanh nghiệp trong năm 2025 như sau:

– Đối với doanh nghiệp được thành trong năm 2025, phải thực hiện nghĩa vụ thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về số lao động làm việc hiện tại theo mẫu được quy định kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập doanh nghiệp.

– Ngoài ra, nếu có sự thay đổi về số lượng lao động thì doanh nghiệp cần phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về số lao động làm việc về sự thay đổi này. Thời hạn để thực hiện nghĩa vụ thông báo này là trước ngày 03 hằng tháng. Tuy nhiên, nếu ngày 03 tháng đó rơi vào ngày nghỉ lễ hoặc ngày nghỉ hàng tuần thì ngày cuối cùng mà doanh nghiệp thông báo tình hình biến động lao động là ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ.

– Trường hợp số lượng lao động trong doanh nghiệp giảm từ 50 lao động trở lên thì phải thông báo ngay với trung tâm dịch vụ việc.

nhung viec doanh nghiep can lam trong thang 4 2025 2803155524
Doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ gì trong năm 2025? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế như thế nào?

Theo quy định tại Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế như sau:

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
1. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo tháng, theo quý được quy định như sau:
a) Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng;
b) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý.
2. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau:
a) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;

3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.

Theo đó, doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế như sau:

– Đối với các loại thuế khai theo tháng thì doanh nghiệp cần thực hiện việc kê khai thuế chậm nhất vào ngày 20 của tháng tiếp theo. Đối với các loại thuế khai theo quý thì doanh nghiệp cần thực hiện việc kê khai thuế chậm nhất vào ngày đầu của quý tiếp theo.

– Đối với các loại thuế có kỳ hạn thuế theo năm thì chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 năm sau, tính theo lịch Dương hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm.

Như vậy, trong năm 2025 thì doanh nghiệp phải hoàn thành thủ tục kê khai thuế chậm nhất vào ngày 31/3/2025 đối với thu nhập trong năm 2024. Thu nhập của doanh nghiệp trong năm 2025 sẽ được kê khai vào 31/3/2024. Trường hợp ngày 31/3 rơi vào ngày nghỉ lễ hoặc ngày nghỉ hàng tuần thì ngày cuối cùng để doanh nghiệp kê khai thuế là ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ.

Doanh nghiệp trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN như thế nào?

Căn cứ theo Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có khoản được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 888/QĐ-BHXH năm 2018 và có khoản được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định như sau:

Phương thức đóng theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Đóng hằng tháng
Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
2. Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đăng ký phương thức đóng 03 hoặc 06 tháng một lần với cơ quan BHXH; cơ quan BHXH phối hợp với cơ quan Lao động kiểm tra tại đơn vị trước khi quyết định phương thức đóng của đơn vị. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.

Theo đó, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động. Nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN được thực hiện theo tháng hoặc theo 03; 06 tháng một lần, số tiền đóng bảo hiểm này sẽ chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

Đối với bảo hiểm đóng hằng tháng, thì doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ chậm nhất vào ngày cuối cùng của mỗi tháng.

Đối với bảo hiểm đóng 03; 06 tháng một lần thì doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ chậm nhất vào ngày cuối cùng của phương thức đóng.

Doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ trích nộp tiền kinh phí Công đoàn cho người lao động như thế nào?

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định về phương thức đóng kinh phí công đoàn như sau:

Phương thức đóng kinh phí công đoàn

1. Cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.

Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan, đơn vị mở tài khoản giao dịch căn cứ giấy rút kinh phí công đoàn, thực hiện việc kiểm soát chi và chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của tổ chức công đoàn tại ngân hàng.

2. Tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.

3. Tổ chức, doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn.

Theo đó, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải đóng kinh phí công đoàn cho người lao động trong công ty mỗi tháng một lần cùng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội, nghĩa là ngày cuối cùng mỗi tháng.

Mức đóng kinh phí công đoàn này là 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, theo quy định tại Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP.

Nguồn: thuvienphapluat.vn

Bài viết liên quan