Đã có Dự thảo Nghị quyết giảm thuế GTGT 2025 đến hết năm 2026? Lý do thực hiện chính sách giảm thuế GTGT đến năm 2026?
Đã có Dự thảo Nghị quyết giảm thuế GTGT 2025 đến hết năm 2026?
Vừa qua, Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng.
Tải về Dự thảo Nghị quyết giảm thuế GTGT 2025
Theo đó, nội dung Dự thảo đề xuất:
(1) Giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, sản phẩm kim loại, sản phẩm khai khoáng (trừ than), sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ xăng).
(2) Thời gian áp dụng giảm thuế giá trị gia tăng 2% từ ngày 01 tháng 7 năm 2025 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2026.

Lý do thực hiện chính sách giảm thuế GTGT đến năm 2026?
Tại Tờ trình Dự thảo Nghị quyết giảm thuế GTGT, Bộ Tài chính có đề cập như sau:
Trong 02 tháng đầu năm 2025, số thuế GTGT được giảm theo Nghị quyết số 174/2024/QH15 ước khoảng 8,3 nghìn tỷ đồng.
Theo thông tin về diễn biến kinh tế – xã hội thời gian qua cho thấy nhiều điểm tích cực:
Tính chung trong 02 tháng đầu năm 2025: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.137,5 nghìn tỷ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước; CPI tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,97%. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 127,07 tỷ USD, tăng 12,0% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 8,4%; nhập khẩu tăng 15,9%[1]. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 1,47 tỷ USD. Tổng thu NSNN đạt 499,8 nghìn tỷ đồng, bằng 25,4% dự toán năm và tăng 25,7% so với cùng kỳ năm trước.
Từ kết quả đạt được nêu trên, có thể đánh giá rằng, chính sách giảm thuế GTGT 2% đã góp phần giúp giảm giá thành thông qua doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT dẫn đến giảm giá bán của hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tiêu dùng của người dân, góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và đạt được mục tiêu đề ra khi xây dựng chính sách giảm thuế GTGT là kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Bên cạnh những kết quả đạt được là cơ bản, nền kinh tế nước ta còn những hạn chế, bất cập và tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Ổn định kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn rủi ro. Các động lực tăng trưởng chưa có sự bứt phá rõ nét theo yêu cầu tăng trưởng đặt ra như hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp khó khăn, chi phí sản xuất còn cao, sức mua trong nước đã được cải thiện nhưng còn chậm. Tổng cầu tiêu dùng trong nước được xem là một động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Để củng cố, chuẩn bị tốt các yếu tố nền tảng nhằm thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030, đánh dấu thời điểm đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới, tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, góp phần tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, trên cơ sở yêu cầu tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; phát triển hài hòa giữa kinh tế với xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ và kết luận của Thường trực Chính phủ, để góp phần tạo động lực thúc đẩy, phát triển cho nền kinh tế, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, du lịch, tiêu dùng trong nước trong năm 2025 và năm 2026, cần tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế GTGT.
Việc ban hành chính sách giảm thuế GTGT đến 2026 nhằm kích cầu tiêu dùng, phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay, qua đó hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, du lịch, tiêu dùng trong nước phát triển để đóng góp trở lại cho NSNN cũng như nền kinh tế để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025, Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hàng năm, Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025, tạo đà tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030.
Nhìn lại chính sách giảm thuế GTGT xuống 8% từ 2022 – 2025?
Dưới đây là tổng hợp những lần giảm VAT 10% xuống 8%:
Thời gian | Chính sách | Văn bản |
Lần 1: Từ 01/02/2022 đến hết 31/12/2022 | Ngày 28/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết 43/2022/QH15 chính thức giảm VAT từ 10% xuống 8% cho một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế giá trị gia tăng 10%.
Ngày 28/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 15/2022/NĐ-CP hướng dẫn việc giảm thuế VAT xuống 8% và danh mục hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế. |
Nghị quyết 43/2022/QH15 và Nghị định 15/2022/NĐ-CP |
Lần 2: Từ 01/7/2023 – 31/12/2023 | Tiếp tục giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% đến hết năm 2023 tức là từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023 theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội. | Nghị quyết 101/2023/QH15 và Nghị định 44/2023/NĐ-CP |
Lần 3: Từ 01/01/2024 – hết 30/6/2024 | Tiếp tục chính sách giảm VAT trước đó, ngày 28/12/2023, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 94/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng. | Nghị quyết 110/2023/QH15 và Nghị định 94/2023/NĐ-CP |
Lần 4: Từ 01/7/2024 – hết 31/12/2024 | Tiếp tục chính sách giảm VAT trước đó, Bộ Tài chính đã ban hành Nghị định 72/2024/NĐ-CP về việc giảm VAT trong thời gian từ 01/7/2024 đến hết 31/12/2024. | Nghị quyết 142/2024/QH15 và Nghị định 72/2024/NĐ-CP |
Lần 5: Từ 01/01/2025 – hết ngày 30/6/2025 | Ban hành Nghị định 180/2024/NĐ-CP tiếp tục giảm VAT từ ngày 01/01/2025 đến hết ngày 30/6/2025 theo Nghị quyết 174/2024/QH15. | Nghị quyết 174/2024/QH15 và Nghị định 180/ |