Công văn xin gộp kỳ quyết toán thuế TNDN & Báo cáo tài chính? Thời hạn nộp BCTC năm 2024 là khi nào?
Công văn xin gộp kỳ quyết toán thuế TNDN & Báo cáo tài chính?
Hiện hành, không có quy định nào về công văn xin gộp kỳ quyết toán thuế TNDN và BCTC của cơ quan nhà nước do đây là công văn của các doanh nghiệp gửi tới cơ quan thuế.
Các doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu công văn xin gộp kỳ quyết toán thuế TNDN và BCTC dưới đây:

Để được gộp báo cáo tài chính cần đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 12 Luật kế toán 2015 quy định như sau:
Kỳ kế toán
…
1. Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm; kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn 15 tháng.
Đồng thời cũng tại Điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định về việc gộp báo cáo tài chính, kỳ tính thuế như sau:
Phương pháp tính thuế
…
2. Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch. Trường hợp doanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xác định theo năm tài chính áp dụng. Kỳ tính thuế đầu tiên đối với doanh nghiệp mới thành lập và kỳ tính thuế cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản được xác định phù hợp với kỳ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.
3. Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của doanh nghiệp mới thành lập kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo (đối với doanh nghiệp mới thành lập) hoặc kỳ tính thuế năm trước đó (đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản) để hình thành một kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm cuối cùng không vượt quá 15 tháng.
Như vậy, theo các quy định phía trên, điều kiện để được gộp báo cáo tài chính là:
– Kỳ tính thuế năm đầu tiên của doanh nghiệp mới thành lập có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo.
– Kỳ tính thuế năm cuối cùng của doanh nghiệp mới chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản có thời gian ngắn hơn 03 tháng được cộng với kỳ tính thuế năm trước đó.
Thời hạn nộp BCTC năm 2024 là khi nào?
Căn cứ Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC và Điều 80 Thông tư 133/2016/TT-BTC thì thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024 như sau:
– Đối với doanh nghiệp nhà nước: Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày.
– Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp khác: Thời hạn nộp BCTC chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hay năm tài chính.
– Đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh: Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày.
Như vậy, các doanh nghiệp phải nộp BCTC chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Do đó, thời hạn nộp BCTC sẽ là ngày 31/3/2025.
Chậm nộp báo cáo tài chính phạt bao nhiêu như thế nào?
Theo Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;
b) Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;
b) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;
c) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;
d) Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;
đ) Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;
b) Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d khoản 2 Điều này.
Như vậy, căn cứ quy định trên, việc chậm nộp báo cáo tài chính có thể xử phạt vi phạm như sau:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;
+ Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;
+ Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;
+ Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;
+ Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;
+ Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;
+ Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.
– Ngoài ra còn có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d khoản 2 Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP.